Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

GIÚP CON NHẬN BIẾT ĐIỀU HỢP LÝ

GIÚP CON NHẬN BIẾT ĐIỀU HỢP LÝ
----------------

Trẻ đang trong quá trình nhận thức và hoàn thiện nhân cách, giúp trẻ nhận ra đau là sự hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Từ đó, trẻ có thể chủ động xử lý đúng đắn khi phải quyết định một việc nào đó.

HỢP LÝ TRONG TỪNG VIỆC NHỎ

Tôi tình cờ quan sát đứa bé bảy tuổi mở cánh cổng với hai ổ khóa : nó mở từng ổ một rồi mới tháo ổ ra khỏi cánh cổng. Đến khi mở cửa chính, gồm một oeer khóa rời và một ổ khóa rời và một owr khóa ẩn trong cánh cửa, con bé mở ổ khóa ẩn trước rồi mới mở ổ khóa rời. Tôi ngạc nhiên về sự hợp lý của hành động này nên hỏi : "Vì sao cháu làm như vậy ? ", thì con bé vô tư đáp : "Chúa làm vậy cho dễ !".
Tồi nó giải thích : Khi mở cổng, nếu mở xong một cái rồi cầm trên tay thì sẽ bị vướng, khó mở cái kia ; khi mở cửa chính, nếu mở ổ khóa rời thước thì phải cầm ổ khóa rời trước thì phải cầm ở khóa đó trên tay, sẽ khó mở ổ còn lại. Đơn giản nhưng rất hợp lý. Tôi thấy con bé có óc quan sát tốt, có sự suy luận và phán đoán sắc sảo.

Sự hợp lý cần có trong hoạt động của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, nếu không sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Người lớn không nên đơn giản nghĩ rằng tự bản thân trẻ sẽ rút được kinh nghiệm sau những lần làm sai dù điều đó luôn là trải nghiệm quý báu. Bởi vì nếu ta trang bị cho trẻ kiến thức đầy đủ thì nó sẽ không hoặc ít làm sai, từ đó kích thích sự siêng năng, chủ động của trẻ, thay vì ngán ngại ; và dù làm sai, nó vẫn biết vì sao sai và tìm cách khắc phục hiệu quả.

HỢP LÝ VÀ ĐÚNG ĐẮN

Không phải sự hợp lý nào cũng đúng đắn. Trong nhiều trường hợp, ta phải chấp nhận sự hợp lý, dù có thể chưa tìm được sự đúng đắn. Có lần con gái tôi hỏi : "Vì sao người ta gọi là hươu cao cổ mà không gọi là hươu cổ cao ?". Quả thật, tôi không tìm được câu trả lời mà mình cho là đúng nhất nên đã đáp : "Tên của phần lớn sự vật là do con người quy ước và trở thành thói quen. Chẳng hạn, người ta gọi cái để ngồi là cái ghế. Vì vậy, người ta đã gọi hươu cao cổ và quen luôn với cách gọi đó". Tôi thừa nhận là câu trả lời mới chỉ dừng lại ở sự hợp lý chứ không chắc đúng.

Cũng tương tự như vậy, tôi nhớ hồi nhỏ, vó lần đi qua sông Tiên, tôi hỏi ba, sông Tiền rộng bao nhiêu, thì ba tôi nói là khoảng bốn cây số. Lớn lên, tôi nghĩ lại, ba tôi lấy căn cứ gì mà bảo nó rộng bốn cây số, nhưng rõ ràng câu trả lời đó đáp ứng được khoảng cách tương đối, giải quyết được nhu cầu muốn biết cảu tôi. Nếu ba tôi không trả lời thì sự khao khát tìm hiểu của tôi bị dập tắt, lòng tin của tôi đối với kiến thức của ba bị giảm đi.


Pages - Menu